DANH MỤC SẢN PHẨM

CHÈ ĐÁ HEN- GÓI 200G

CHÈ ĐÁ HEN - GÓI 500G

 
THỐNG KÊ
Số người đang online:
1
Số lượt truy cập:
34191

TIN TỨC
Vị trí cây chè ở Tân Sơn
Cập nhật lúc: 5:53 PM, ngày 08/05/2016

PTO- Trao đổi về vai trò một số cây trồng trên địa bàn, đồng chí Hồ Thị Phương Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Sơn khẳng định: Cùng với cây lương thực thì cây chè có vị thế đặc biệt quan trọng, mang lại giá trị, hiệu quả rõ nhất. Hầu như xã nào có nhiều diện tích chè, thì nơi đó kinh tế ổn định, đời sống người dân khá hơn những xã kinh tế thuần nông, nên trước mắt và lâu dài đây là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế địa phương.


Có lợi thế là diện tích lớn, khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp để phát triển cây chè, ngoài ra Tân Sơn còn có tiểu vùng khí hậu đặc trưng miền núi cao cho phép trồng các giống chè đặc sản, chè sạch. Do vậy từ lâu cây chè đã bén duyên ở hầu khắp các xã, người ta trồng chè trong vườn nhà, chè mọc lẫn trên đất rừng với đủ các giống loại. Tùy theo tập tục mà có nhiều cách trồng, chế biến làm chè xanh, chè lam, chè phơi khô… để sử dụng trong nhà, làm quà. Phải đến những năm 1980 khi Nhà nước có chủ trương xây dựng thành vùng chè hàng hóa phục vụ xuất khẩu thì diện tích cây mới được mở rộng theo hướng sản xuất công nghiệp. Trước hết chè trồng nhiều ở nông trường chè Thanh niên nay là Xí nghiệp chè Minh Đài, rồi Xí nghiệp chè Tân Phú, tiếp đến năm 2000 mở thêm Xí nghiệp chè Phú Long, đều thuộc Công ty liên doanh chè Phú Đa. Như vậy đến nay đây là huyện có tới 3 cơ sở chè quốc doanh, quy mô lớn diện tích lên tới trên 1.100 ha; ngoài ra còn diện tích chè của các cơ sở tập thể, công ty lâm nghiệp, hộ gia đình quản lý trên 1.800 ha. Với tổng diện tích xấp xỉ 3.000 ha, Tân Sơn là huyện có diện tích chè lớn thứ hai của tỉnh, chỉ sau huyện Đoan Hùng. Trong đó diện tích chè kinh doanh gần 2.700 ha, năm 2014 đạt năng suất búp tươi bình quân gần 10 tấn/ ha, cho tổng sản lượng gần 26,5 ngàn tấn. Đi đôi với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn cũng có nhiều cơ sở chế biến khá hiện đại. Ngoài 2 nhà máy chè đen của Công ty chè Phú Đa là  Xí nghiệp chè Minh Đài, Tân Phú, trên địa bàn còn có một số nhà máy nhỏ khác công suất trên 1 tấn búp tươi/ ngày, không kể cơ sở sao sấy thủ công, công suất chế biến vượt sản lượng chè búp tươi hiện có, sản phẩm chủ yếu là chè đen xuất khẩu, một phần chè xanh tiêu thụ nội địa.

Thông qua cơ chế chính sách thu mua, kỹ thuật chăm sóc và thu hái, cây chè đã định hình ở nhiều nơi, tập trung nhiều nhất ở các xã  Minh Đài, Tân Phú, Long Cốc, Tam Thanh, Văn Luông, Mỹ Thuận, Thu Cúc… Chè của công nhân các xí nghiệp, chè dân đan xen tạo thành những đồi mênh mông, mỗi dịp xuân về lại mơn mởn búp tươi, mang lại sự no ấm cho bao người. Với năng suất bình quân 10 tấn/ ha, giá bán 3.500-4.000 đồng, mỗi ha chè cho thu về trên dưới 40 triệu đồng. Tuy mức thu chưa cao song ở địa bàn miền núi đây là khoản thu đáng kể cải thiện đời sống. Gần đây nhiều hộ đầu tư mua máy hái chè, máy đốn chè, máy phun thuốc sâu… giúp giải phóng lao động thủ công vất vả, nâng cao  hiệu quả. Do vậy rất nhiều hộ dân trên địa bàn có vài ba ha chè, hàng năm thu nhập vài trăm triệu đồng, không chỉ cải thiện cuộc sống, có nhà cửa khang trang, còn tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn giàu đẹp, văn minh. Điển hình như xã Long Cốc, trước năm 2005 thuộc diện nghèo, khó của huyện Thanh Sơn cũ; từ khi có Xí nghiệp chè Phú Long vào khai phá đất đai, trồng chè, hàng trăm hộ đã tham gia,  đến nay đây là xã có kinh tế khá của huyện Tân Sơn. Cùng với các giống chè trung du truyền thống, chè lai gần đây trên địa bàn đã xuất hiện một số giống chè đặc sản như Bát tiên, Phúc vân tiên, chè Shan tuyết. Đặc biệt những xã vùng đệm quanh Vườn quốc gia Xuân Sơn, được khí hậu thổ nhưỡng ưu ái, có thể trồng với quy mô lớn chè Shan tuyết chất lượng không thua kém gì chè Suối Giàng của Yên Bái. Song dù đã phát triển lâu đời, quy mô lớn nhưng năng suất chè của Tân Sơn lại chưa đồng đều. Trong khi diện tích chè của các xí nghiệp quản lý cho năng suất bình quân13- 14 tấn/ha, nhiều diện tích đạt 18-20 tấn/ha, thì chè của dân quản lý phổ biến 6-7 tấn/ ha. Năng lực các cơ sở chế biến dù đã vượt sản lượng chè búp tươi, nhưng lại thiếu các cơ sở chế biến chè cao cấp, chủ yếu chế biến chè đen, một phần chè xanh nên giá trị thấp. Theo điều tra, các giống chè Phúc vân tiên, Bát tiên, nhất là chè Shan, ngay cả các giống chè lai cũng chỉ dùng để chế biến chè đen. Nếu đầu tư chế biến thành chè Ô long đặc sản giá sẽ cao gấp 5-7 lần chè đen, chè xanh hiện nay. Lĩnh vực xúc tiến thương mại thiếu chủ động càng làm cho cây chè thiếu tính bền vững. Ba yếu tố năng suất chè thấp, khâu chế biến, xúc tiến thương mại hạn chế làm cho giá trị cây chè mang lại chưa cao, số hộ nhờ cây chè thoát khỏi đói nghèo chưa nhiều.

 


Các tin khác:

Phú Thọ công bố nhãn hiệu tập thể "Chè xanh Đá Hen"

Huyện Cẩm Khê, Phú Thọ thu hút đầu tư sản xuất cây chè Đá Hen mang lại giá trị cao

Đặc sản chè xanh của Hợp tác xã sản xuất chế biến chè Đá Hen

HTX sản xuất và chế biến chè Đá Hen (Phú Thọ): Khẳng định thương hiệu chè

Đậm đà hương chè Đá Hen

Phú Thọ: Chè Đá Hen giữ vững thương hiệu, sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao

Trà Đá Hen ở Phú Thọ được nâng sao OCOP chỉ trong 1 năm nhờ áp dụng chuyển đổi số

Đồi chè Long Cốc, huyện Tân Sơn

Phát triển cây chè: Hướng đi thoát nghèo ở Tân Sơn

Dược liệu quý: Trà tím Phú Thọ


HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT CHẾ BIẾN CHÈ ĐÁ HEN

Địa chỉ: Khu 13 - xã Đồng Lương - huyện Cẩm Khê - tỉnh Phú Thọ

Điện thoại: 0372.802.989